Phương pháp thi công Sàn cao su
I. DỤNG CỤ CẦN THIẾT
1. Găng tay
2. Ủng cao su
3. Xe nâng tay
4. Cây lăn sơn
5. Phấn màu (dùng để làm dấu)
6. Thước cuộn (thước đo inva)
7. Búa cao su
8. Dao đa năng
9. Thước kim loại
10. Ống PVC, đường kính 1 inch, dài khoảng 2m. Hoặc thước cong (bắt buộc dùng để dánh dấu các khúc cong)
11. Dây cước và đinh
II. THI CÔNG BỀ MẶT
Phủ bê tông bề mặt cần thi công Sàn cao su:
- Lớp phủ phải đúng độ quy định và mịn. Linh hoạt trong nhiều trường hợp có điện báo đi qua. Vật liệu sàn đàn hồi.
- Bất kì lớp sáp, sơn vẹc-ni, keo cũ..cần được chà sạch kĩ và loại bỏ hoàn toàn.
- Lớp sàn phụ bê tông phải sạch, khô và phẳng để có thể thích hợp với các loại keo kết dính sẽ được sử dụng.
- Sàn bê tông mới cần được làm xong ít nhất là 3 tuần trước khi bắt tay thi công (một số trường hợp cần thời gian lâu hơn). Sàn bê tông cũ cần được làm sạch như hướng dẫn ở trên. Sàn phải được làm mới, bằng phẳng và kín.
- Đảm bảo sàn thoát nước tốt.
Lưu ý: Độ ẩm là thườn là nguyên nhấn lớn nhất khiến sàn thiếu sự liên kết. Lớp sàn lót phải sạch và khố. Một sàn lót thô và không bằng phẳng sẽ dẫn đến sự thiếu cân bằng và nhấp nhô của sàn cao su.
III. LƯU Ý TRƯỚC KHI TRẢI SÀN CAO SU
1. Sàn cao su thường bị co dãn phụ thuộc vào sự thay đổi độ ẩm, một tấm thảm vào buổi sáng sẽ có kích thước khác một tấm thảm vào buổi trưa nóng. Do đó trước khi bắt đầu quá trình lắp ráp cần đặt tất cả thảm trên hoặc gần dưới bề mặt - nơi thi công. Để thảm có thể cân bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh.
2. Lớp sàn lót cần phải sẵn sang, sạch sẽ và khô ráo.
3. Nhiệt độ sử dụng keo kết dính: Trên 50°F (10°C) và dưới 104°F (40°C)
4. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm tăng tỷ lệ sữa chữa và làm giảm thời gian làm việc của keo kết dính.
IV. CÔNG ĐOẠN TRẢI SÀN CAO SU
1. Bố trí thảm:
- Việc lắp ráp cần được dựa trên các thông tin liên quan về vấn đề đặt sàn và sắp xếp như thế nào dự trên bản thiết kế.
- Giảm khả năng lắp ráp nhầm màu sắc bằng cách lắp sẵn một mẫu nhỏ của thảm.
- Bắt đầu lắp ráp từ 4 góc tường. Sử dụng đường phấn để kẻ và đánh dấu trung tâm trên toàn bộ khu vực. Sử dụng cước để căn đo thảm. (Trên thực tế có thể thay đổi)
2. Dán keo cố định:
— Lợi ích:
+ Ổn định cơ học (ngăn chặn sự mở rộng và co giãn của thảm.
+ Đảm bảo thảm chắc chắn, an toàn.
+ Giảm tình trạng bị bẻ cong.
— Biện pháp phòng ngừa:
+ Để tránh mọi vấn đề phát sinh trên thảm vừa mới lắp ráp xong, không di chuyển đi lại trên bề mặt thảm ít nhất là 12 tiếng.
+ Lăn con lăn để chắc chắn bề mặt bằng phẳng và hoàn toàn liên kết với nhau và liên kết với sàn lót. Chú ý nếu cán quá nhiều và nặng tay sẽ làm cho thảm bị căng ra. Khi điều này xảy ra thảm sẽ có xu hướng quay trở lại kích thước ban đầu trước khi dán kéo và dễ gây ra lỗ hở, các khoảng cách nhỏ xuất hiện.
+ Không để các keo kết dính lên tay của bạn hoặc sàn, lau ngay lập tức nếu dính phải bằng một miếng vải ẩm và một chút tinh chất tẩy rửa (chú ý không nên lạm dụng.
+ Keo rất khó để loại bỏ và làm hư da.
V. CẮT BỎ PHẦN THỪA
- Bất kỳ dao cắt thảm nào cũng cần phải sắc bén. Để thảm trên một mảnh gỗ (ví dụ: 2" x 4") giữ các cạnh thẳng trên đường cắt và cắt bằng dao, giữ điểm cắt cho đến khi thảm tách ra.
- Để bo góc được tròn và lạ mắt cần sử dụng những dụng cụ chuyên dụng.
VI. KEO KẾT DÍNH
- Độ ẩm là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của keo kết dính.
- Nhiệt độ cao và độ ẩm giảm sẽ làm giảm tuổi thọ của keo.
- Phòng cần phải được thông gió tốt.
VII. LƯU Ý
Hướng dẫn lắp ráp trong tài liệu trên chỉ đại diện cho một cách làm điển hình. Các bạn có thể tham khảo nhiều cách khác nhau.
MỜI CÁC BẠN CÙNG XEM MỘT SỐ HÌNH ẢNH THI CÔNG SÀN CAO SU Ở MỘT SÂN CHƠI TRONG NHÀ CỦA TRƯỜNG MẦM NON DO WINAM THỰC HIỆN:
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.